Định dạng đề thi và những thay đổi mới nhất từ 01/2020 cấp độ Movers
Cấp độ Movers phù hợp nhất khi học sinh trong độ tuổi từ 8 - 10 tuổi. Ở cấp độ này, học sinh có thể hiểu được các hướng dẫn cơ bản hoặc tham gia vào một cuộc trò chuyện thực tế ở mức độ cơ bản về một chủ đề có thể đoán được; hiểu được các thông báo, các hướng dẫn hoặc thông tin cơ bản; hoàn thành các mẫu cơ bản và viết các đoạn ngắn, bao gồm thời gian, ngày tháng và địa điểm.
Bài thi yêu cầu mỗi thí sinh trải qua 60 phút để hoàn thành 3 phần:
-
25 phút cho bài thi Listening (5 phần, 25 câu hỏi)
-
30 phút cho bài thi Reading & Writing (6 phần, 35 câu hỏi)
-
5-7 phút cho bài thi Speaking (4 phần nhỏ)
Phần |
Số câu hỏi |
Số điểm |
Dạng bài |
Thí sinh cần làm gì? |
1 |
5 |
5 |
Nối từ với định nghĩa |
Thí sinh đọc các định nghĩa ngắn và nối chúng với từ đúng. Mỗi từ được biểu thị bằng 1 bức tranh có dán nhãn. Thí sinh phải sao chép từ đúng vào bên cạnh định nghĩa. |
2 |
6 |
6 |
Hội thoại ngắn với phần hồi đáp dưới dạng trắc nghiệm |
Thí sinh đọc 1 đoạn hội thoại ngắn và hoàn thành đoạn hội thoại bằng cách chọn phần hồi đáp đúng từ 3 lựa chọn A, B, C. |
3 |
6 |
6 |
Văn bản được để trống một số chỗ |
Thí sinh đọc một đoạn trần thuật ngắn và chọn từ đúng để điền vào chỗ trống. Thí sinh còn phải chọn ra tựa đề phù hợp cho câu chuyện từ 3 đáp án. |
4 |
5 |
5 |
Chọn đáp án điền vào chỗ trống |
Thí sinh đọc hiểu văn bản thông tin thực tế, có để cách một số chỗ trống. Thí sinh chọn từ đúng từ 3 đáp án để điền vào mỗi chỗ trống. |
5 |
7 |
7 |
Hoàn thành câu dựa trên 1 câu chuyện |
Thí sinh đọc 1 câu chuyện và hoàn thành câu liên quan bằng cách viết 1, 2, 3 hoặc 4 từ. |
6 |
6 |
10 |
Viết thu hoạch |
Thí sinh hoàn thành câu, đưa ra câu trả lời dạng viết cho các câu hỏi và viết các câu về 1 bức tranh. |
TỔNG |
35 |
39 |
|
|
Một số lưu ý chung khi làm phần thi Reading-Writing
-
Để phù hợp với đối tượng của mình, phần Reading-Writing của bài thi A1 Movers được hỗ trợ bằng tranh ảnh. Do đó, thí sinh nên luyện tập giải các đề thi A1 Movers Đọc và Viết bằng cách nối các nội dung ngữ nghĩa với phần tranh/ảnh. Giáo viên/Phụ huynh cũng có thể hỗ trợ trẻ luyện tập nối câu với tranh. Ví dụ, đề nghị trẻ đọc văn bản mô tả các phong cảnh, sau đó, vẽ tranh dựa theo thông tin có trong văn bản đó.
-
Một bí quyết hữu ích khác là làm bài tập so sánh và tìm ra điểm đối lập các cấu trúc-từ vựng khác nhau liên quan tới tranh/ảnh. Ví dụ: giới từ in-on; thì hiện tại tiếp diễn; các môn thể thao khác nhau… Tập trung vào các từ dễ nhầm lẫn; ví dụ: photo/camera hoặc các từ dễ nhầm lẫn trong ngôn ngữ mẹ đẻ của thí sinh.
-
Các phần thi dài hơn của bài thi Đọc-Viết A1 Movers chủ yếu dựa trên các câu chuyện. Vì vậy, thí sinh nên luyện tập việc đọc và thưởng thức các câu chuyện phù hợp với trình độ tiếng Anh của mình càng nhiều càng tốt.
-
Các hình ảnh và câu hỏi được sử dụng trong phần thi Reading-Writing đều dựa trên danh sách từ vựng - cấu trúc ngữ pháp trình độ Pre A1 Starters, A1 Movers. Điều này có nghĩa là trẻ cần được hướng dẫn cách sử dụng danh sách trên, nhờ đó, trẻ sẽ cảm thấy quen thuộc với tất cả ngôn ngữ mình cần để làm tốt bài thi này. Với những từ khó hoặc ít phổ biến, hãy viết 1 danh sách và dán lên tường để làm quen hàng ngày. Đôi khi, có một số từ xuất hiện trong bài thi nhưng lại không có trong danh sách từ vựng cần biết. Tuy nhiên, thí sinh không cần phải lo lắng vì câu hỏi sẽ không liên quan tới những từ này.
-
Cha mẹ/Giáo viên hỗ trợ trẻ ôn luyện từ vựng bằng cách trò chơi, câu đố thú vị.
-
Thí sinh thường mất điểm bởi không viết chữ cái và/hoặc từ đủ rõ. Vì thế, hãy nhắc nhở trẻ kiểm tra chữ viết của mình. Thường là tốt hơn nếu trẻ không viết kiểu chữ nét trước liền nét sau bởi chúng có thể trở nên rối mắt và gây nhầm lẫn.
-
Thí sinh chỉ cần viết sao cho vừa đủ. Trẻ thường mất điểm vì cố viết câu trả lời dài và do đó, dễ bị mắc lỗi nhiều hơn.
-
Thí sinh nên viết đúng chính tả bằng cách luyện tập chăm chỉ hàng ngày.
-
Do thí sinh nhỏ tuổi có thể không có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát thời gian nên cha mẹ/giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ làm bài thi trong khoảng thời gian quy định.
Hướng dẫn cách làm chi tiết cho từng phần thi Reading-Writing
Reading-Writing Part 1 – Đọc-Viết Phần 1
Trong phần này, thí sinh nối từ với định nghĩa. Có 8 tranh, mỗi tranh đi kèm với từ mà nó minh hoạ viết ở bên dưới và 5 định nghĩa. Thí sinh sao chép từ đúng vào cạnh định nghĩa. Có 1 ví dụ cho sẵn.
Cách giải quyết:
-
Thí sinh nên thực hành đọc, viết định nghĩa của các từ trong danh sách từ vựng trình độ Pre-A1 Starters và A1 Movers. Đảm bảo rằng, thí sinh quen với các cấu trúc và từ vựng thường được sử dụng khi định nghĩa. Ví dụ: “you” với nghĩa chung (You can find books hoặc do your homework in this place), đại từ quan hệ và bất định được dùng để diễn tả mục đích.
-
Thí sinh nên thực hành viết đúng toàn bộ đáp án đã chọn, không thêm bất cứ thứ gì. Điều này có nghĩa là phải viết cả mạo từ, nếu có, và không thêm mạo từ nếu không có. Khi viết xong, cần kiểm tra lại xem có đúng chính tả không.
Kỹ năng được đánh giá:
Phần 1 Đọc-Viết kiểm tra khả năng nối từ với nghĩa tương ứng của thí sinh.
Reading-Writing Part 2 – Đọc-Viết Phần 2
Nhiệm vụ:
Trong phần này, thí sinh đọc 1 đoạn hội thoại ngắn, trong đó, phần đáp lại của người nói thứ hai được thay thế bằng 3 lựa chọn A, B, C. Thí sinh phải chọn 1 đáp án bằng cách khoanh tròn A, B hoặc C.
Cách giải quyết:
-
Thí sinh nên đọc tất cả các lựa chọn trước chọn đáp án đúng và phù hợp nhất. Thực hành đưa ra các phần hồi đáp thích hợp, không chỉ để trả lời cho câu hỏi mà còn để đáp lại câu khẳng định.
-
Thực hành sử dụng nhiều cách diễn đạt theo công thức và với câu trả lời ngắn “yes” hoặc “no”.
-
Ngoài ra, thí sinh nên luyện tập nhiều dạng câu hỏi nhiều lựa chọn để hiểu về sự khác biệt giữa các lựa chọn xét trên ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp, độ thích hợp…
Kỹ năng được đánh giá:
Phần 2 Đọc-Viết kiểm tra kiến thức về chức năng ngôn ngữ của thí sinh.
Reading-Writing Part 3 – Đọc-Viết Phần 3
Nhiệm vụ:
Thí sinh đọc văn bản với 5 chỗ trống, sau đó nhìn vào 9 từ và tranh trong khung. Thí sinh cần sao chép từ đúng vào các chỗ trống. Từ còn thiếu là danh từ, tính từ hoặc động từ (thì hiện tại và quá khứ). Có 4 từ thừa mà thí sinh không cần dùng đến.
Thí sinh chọn tiêu đề phù hợp nhất cho câu chuyện từ 3 đáp án cho trước.
Cách giải quyết:
-
Thí sinh nên đọc toàn bộ văn bản để hiểu ý chung của văn bản trước khi cố gắng điền vào chỗ trống đầu tiên. Cần đọc cả văn bản xung quanh câu hỏi để có thể điền đúng từ. Thí sinh cũng nên luyện tập đoán từ nào điền vào chỗ trống nào mà chưa cần xem xét tới các lựa chọn.
-
Bên cạnh đó, thí sinh nên thực hành chọn dạng đúng của từ (danh từ số ít/số nhiều, tính từ, động từ) trong phạm vi các câu và văn bản. Giáo viên/Phụ huynh có thể hỗ trợ thí sinh nhận biết từ hoặc cấu trúc có thể giúp xác định từ loại của từ làm đáp án.
Kỹ năng được đánh giá:
Phần 3 Đọc-Viết kiểm tra khả năng đọc hiểu ý chính và thông tin chi tiết của thí sinh.
Reading-Writing Part 4 – Đọc-Viết Phần 4
Nhiệm vụ:
Trong phần này, thí sinh đọc văn bản với thông tin thực tế, gồm 5 chỗ trống. Thí sinh chọn từ đúng từ 3 đáp án cho trước rồi sao chép vào chỗ trống. Trọng tâm của phần này là ngữ pháp.
Cách giải quyết:
-
Như phần 3, thí sinh nên thực hành chọn và thiết lập dạng đúng của từ (danh từ, tính từ, động từ) để điền vào câu và văn bản.
-
Thí sinh không cần tự nghĩ đến từ để điền vào mỗi chỗ trống mà phải chọn từ 3 đáp án cho trước. Kiểm tra lại cẩn thận xem đã chọn từ từ bộ 3 đáp án tương đương chưa (hay nhầm sang bộ 3 đáp án cho 1 chỗ trống khác).
Kỹ năng được đánh giá
Phần 4 Đọc-Viết kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản thông tin thực và kiến thức về ngữ pháp, từ vựng của thí sinh.
Reading-Writing Part 5 – Đọc-Viết Phần 5
Nhiệm vụ:
Thí sinh đọc 1 câu chuyện và hoàn thành các câu liên quan tới câu chuyện, sử dụng 1, 2 hoặc 3 từ. Câu chuyện gồm 3 phần, mỗi phần có 1 tranh minh hoạ. Các tranh không cung cấp câu trả lời cho câu hỏi được đưa ra.
Cách giải quyết:
-
Các bức tranh dùng để minh hoạ cho câu chuyện chứ không phải là câu trả lời cho câu hỏi. Thí sinh nên luyện tập dự đoán dàn ý của câu chuyện từ 3 bức tranh và tiêu đề. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, luôn tìm được câu trả lời trong văn bản. Ngoài ra, thí sinh nên luyện tập đọc hiểu ý chính bởi phần Đọc-Viết này hướng tới việc hiểu toàn bộ văn bản, lựa chọn tiêu đề cho các đoạn hoặc hoàn thành chỗ trống.
-
Thí sinh nên thực hành tìm từ đồng nghĩa/thay thế cho danh từ, nhận diện được điều được đề cập tới trong văn bản, cách danh từ có thể được đại từ thay thế và cách thức một câu có thể thay đổi về hình thức nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa. Ví dụ: On Friday the family ate breakfast in the garden có thể trở thành The family ate breakfast in the garden on Friday. Thí sinh không phải tạo ra từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp không có trong văn bản nhưng phải chắc chắn các từ mà mình chọn để hoàn thành câu đúng về mặt ngữ pháp.
Kỹ năng được đánh giá:
Phần 5 Đọc-Viết kiểm tra khả năng đọc hiểu câu chuyện của thí sinh. Nó cũng kiểm tra khả năng nhận biết các từ và cụm từ khác nhau nhưng có nghĩa tương đương.
Reading-Writing Part 6 – Đọc-Viết Phần 6
Nhiệm vụ:
Trong phần này, thí sinh hoàn thành câu, trả lời câu hỏi và viết các câu đầy đủ về 1 bức tranh.
Cách giải quyết:
-
Trong câu hỏi 1 và 2, thí sinh phải hoàn thành các câu bằng cách viết 1 từ hoặc 1 cụm từ ngắn. Trong Câu hỏi 3, 4, 5 và 6, thí sinh phải tạo ra các đoạn văn bản dài hơn. Cụ thể: các cụm từ hoặc câu với Câu hỏi 3, 4 và các câu với Câu hỏi 5, 6.
-
Thí sinh nên cố gắng viết rõ ràng và cẩn thận ở mức cao nhất có thể.
-
Thí sinh nên viết các câu khác nhau cho Câu hỏi 5, 6. 2 câu giống hệt nhau hoặc về cơ bản giống hệt nhau chỉ ghi được điểm tối đa là 1 (thay vì 2) cho Câu hỏi 6.
-
Thí sinh nên kiểm tra cẩn thận câu trả lời của mình. Nếu muốn sửa, nên chỉnh sửa thật gọn gàng và rõ ràng.
Kỹ năng được đánh giá:
Phần 6 Đọc-Viết kiểm tra kỹ năng viết thu hoạch và khả năng truyền tải thông điệp bằng tiếng Anh dạng viết của thí sinh.
Như vậy, để đạt được tuyệt đối 5 khiên kỹ năng Reading-Writing là điều không hề khó nếu con tập trung ôn luyện, nắm chắc phương pháp làm bài.