Trước hết, cùng xem lại một số thông tin chung về phần thi Nói - Speaking của bài thi Cambridge A2 Flyers:
Các phần trong bài thi Speaking - A2 Flyers |
Tương tác |
Dạng bài |
Thí sinh phải làm gì? |
Phần 1 |
1 thí sinh thực hiện bài thi Nói với 1 giám khảo |
2 bức tranh/ảnh giống nhau (1 của giám khảo)
Nói về bức tranh/ảnh của giám khảo
|
Xác định 6 điểm khác nhau trong bức tranh/ảnh của thí sinh dựa trên gợi ý về tranh/ảnh của giám khảo. |
Phần 2 |
1 chuỗi thông tin và 1 chuỗi gợi ý bằng câu hỏi |
Trả lời và đặt câu hỏi về 2 người, vật, tình huống. |
Phần 3 |
Trình tự tranh/ảnh |
Mô tả mỗi tranh theo lượt. |
Phần 4 |
Câu hỏi mở về thí sinh |
Đặt các câu hỏi về thông tin cá nhân. |
Một số lưu ý chung khi làm phần thi Speaking
-
Các hình ảnh và câu hỏi được sử dụng trong phần thi Speaking đều dựa trên danh sách từ vựng - cấu trúc ngữ pháp trình độ Pre A1 Starters, A1 Movers và A2 Flyers. Điều này có nghĩa là trẻ cần được hướng dẫn cách sử dụng danh sách trên, nhờ đó, trẻ sẽ cảm thấy quen thuộc với tất cả ngôn ngữ mình cần để làm tốt phần thi Nói.
-
Định dạng của bài kiểm tra luôn theo cùng một mẫu, vì thế, những trẻ được chuẩn bị tốt sẽ không bị bất ngờ.
-
Bạn có thể tích cực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày trên lớp học (với giáo viên), ở nhà (với phụ huynh) để trẻ làm quen và thông thạo các hướng dẫn như: Look at (Nhìn vào), Ask (Hỏi), Give (Nộp, đưa cho), Find (Tìm)
-
Đặc biệt, cần hướng dẫn trẻ sử dụng một cách tự nhiên, tự tin các câu chào hỏi Hello, tạm biệt Goodbye, xin lỗi Sorry, cảm ơn Thank you. Chỉ cho trẻ cách nói "Sorry, I don't understand" (Xin lỗi, em không hiểu) khi cần thiết.
Hướng dẫn cách làm chi tiết cho từng phần thi Speaking
1. Speaking - Phần 1
1.1 Nhiệm vụ
Giám khảo chào thí sinh và hỏi tên, họ, tuổi của thí sinh. Giám khảo mô tả yêu cầu bài thi, cho thí sinh xem 2 bức tranh/ảnh chỉ có vài điểm khác biệt. Sau khi nghe đọc một số câu về nội dung tranh/ảnh của giám khảo, thí sinh phải nhìn vào bức tranh/ảnh của mình, tìm và nói ra 6 điểm khác.
1.2 Cách tiếp cận
Với phần 1, thí sinh nên luyện nghe các mô tả về nội dung tranh/ảnh, chỉ ra sự khác biệt.
Ví dụ:
-
"In my picture, there is a cake". (Trong bức ảnh của tôi có một chiếc bánh ngọt).
-
"In your picture, there are magazines". (Trong bức ảnh của bạn, có vài cuốn tạp chí)
Trong phần thi Speaking, sự khác biệt giữa bức tranh/ảnh mà giám khảo nhắc đến với bức tranh/ảnh của thí sinh thường liên quan tới:
-
số
-
màu sắc
-
vị trí
-
ngoại hình
-
hoạt động
-
dáng vẻ
-
kích thước...
Ví dụ:
-
In my picture, the clock is square but in your picture the clock is round. (Trong bức ảnh của tôi, chiếc đồng hồ hình vuông nhưng trong ảnh của bạn, đồng hồ hình tròn)
Kỹ năng được đánh giá
Phần 1 Speaking kiểm tra khả năng hiểu nội dung các câu mô tả tranh/ảnh và nhận biết điểm khác biệt.
2. Speaking Part 2
2.1 Nhiệm vụ
Giám khảo hỏi thí sinh về 1 người, địa điểm, vật dụng dựa trên một chuỗi câu hỏi gợi ý. Thí sinh trả lời, sử dụng chuỗi gợi ý đó. Sau đó, thí sinh hỏi lại giám khảo theo gợi ý.
2.2 Cách tiếp cận
Trẻ nên luyện hỏi và trả lời câu hỏi. Ví dụ, trong phần 2 Speaking, trẻ cần đặt các câu hỏi đơn giản để hỏi thông tin về người vật, tình huống... Thông tin này sẽ bao gồm thời gian, địa điểm, tuổi tác, ngoại hình...
Thí sinh cần nắm vững cách dùng câu hỏi với từ để hỏi: Who, What, When, Where, How old, How many, etc; câu hỏi Yes/No.
Ví dụ:
-
What is the name of Robert’s favourite restaurant?
-
Has Harry’s teacher got a car?
Ngoài ra, trẻ còn cần học và luyện cách đặt câu hỏi lựa chọn.
Ví dụ:
-
Is the restaurant cheap or expensive?
Kỹ năng được đánh giá
Phần 2 Speaking kiểm tra khả năng đặt câu hỏi và phản ứng với câu hỏi của thí sinh.
3. Speaking Part 3
3.1 Nhiệm vụ
Giám khảo cho thí sinh xem bộ 5 tranh thể hiện nội dung 1 câu chuyện, tiết lộ tiêu đề truyện và mô tả bức tranh đầu tiên. Thí sinh phải mô tả 4 bức tranh còn lại. Tiêu đề, tên nhân vật chính được thể hiện trong truyện.
3.2 Cách tiếp cận
Trong phần 3 Speaking, thí sinh kể 1 câu chuyện đơn giản dựa trên 5 bức tranh. Tuy nhiên, giám khảo sẽ không đánh giá kỹ năng kể chuyện. Thí sinh chỉ cần nói được vài từ về mỗi bức tranh theo đúng trình tự mà không nhất thiết phải phát triển những lời này thành giọng văn tường thuật.
Trước khi đề nghị thí sinh kể chuyện, giám khảo sẽ nói: "Just look at the pictures first" (Đầu tiên hãy nhìn vào bức tranh). Như vậy, trẻ có thể hình dung ra ý tởng chung về câu chuyện rồi mới bắt đầu kể. Trong trường hợp thí sinh cần trợ giúp, giám khảo sẽ hỏi câu hỏi để gợi ý.
Các cấu trúc thí sinh cần ghi nhớ và sử dụng nhiều nhất ở phần này là: There is/are, thì hiện tại của be và have (got), động từ khuyết thiếu can/can’t và must/mustn’t; thì hiện tại tiếp diễn của một số động từ chỉ hoạt động: come, go, buy, put on, carry, open, laugh. Trẻ cũng cần biết cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành hoặc tương lai với going to.
Trẻ nên nói được các câu như:
-
Nick and Anne are in the classroom. They are looking out the window.
Thí sinh cũng cần mô tả được những cảm xúc đơn giản.
Ví dụ:
Kỹ năng được đánh giá
Phần 3 Speaking kiểm tra khả năng mô tả sự vật, sự việc của thí sinh.
4. Speaking Part 4
4.1 Nhiệm vụ
Giám khảo hỏi thí sinh về 1 số chủ đề quen thuộc như trường lớp, ngày nghỉ lễ, sinh nhật, gia đình, sở thích.
4.2 Cách tiếp cận
Trẻ nên luyện tập thường ngày để cảm thấy tự tin khi trả lời các câu hỏi về:
-
bản thân
-
gia đình - bạn bè
-
ngôi nhà
-
sở thích - sở ghét
-
các chủ đề khác liên quan tới cuộc sống thường ngày của trẻ
Trẻ cần trả lời suôn sẻ các câu hỏi như:
-
What time do you get up on Saturday?
-
What do you do on Saturday afternoon?
Yêu cầu với câu trả lời của thí sinh là khá đơn giản: có thể là 1 cụm từ hoặc 1-2 câu ngắn.
Lưu ý: Câu hỏi thường ở thì hiện tại đơn nhưng thí sinh nên chuẩn bị tinh thần để có thể trả lời bằng cả thì hiện tại hoàn thàh và quá khứ, tương lai với going to.
Ví dụ:
-
What they did do yesterday?
-
What are you going to do this weekend?
Kỹ năng được đánh giá
Phần 4 Speaking kiểm tra khả năng hiểu và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân.